Hơn 1000 năm về trước, tại Ninh Bình đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An.Năm 1136, khi thiền sư Nguyễn Minh Không đi tìm cây thuốc để chữa bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông, ngài đã phát hiện ra hang động trên núi Đính và chọn nơi đây để xây dựng tượng Phật, làm nơi tu hành.Năm 968, Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân và lên ngôi hoàng đế, ông đã lên núi Đính – ngọn núi linh thiêng này lập đàn tế trời để cầu mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an và phong hầu bái tướng sĩ. Tiếp đó, Vua Quang Trung cũng đã về đây lập đàn tế cờ động viên quân sĩ trước khi ra Thăng Long đại phá quân Thanh.Quần thể chùa Bái Đính hiện nay gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư.
Khu chùa Bái Đính mới
Tam quan ngoại
Chùa Bái Đính có 3 tam quan ngoại được xây dựng cao
rộng, biểu tượng cho 3 cửa để vào chùa. Mỗi tam quan ngoại có 3 cửa, được dựng
bằng bê tông cốt thép và ốp đá bên ngoài, có bốn mái cong nhỏ lợp đá ở phía
trên.
Tam quan nội
Tam quan nội được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ Tứ
Thiết, cao 16,5m, dài 32m, rộng 13,5m. Tam quan nội có 4 cột cái, mỗi cột cao
13,85m, đường kính 0,87m và nặng khoảng 10 tấn. Tam quan nội có 3 tầng mái uống
cong ở bốn phía, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Trong tam quan
đặt 2 tượng hộ pháp bằng đồng, mỗi tượng cao 5,5m và nặng 12 tấn.
Hành lang La Hán
Hành lang La Hán được thiết kế hoàn toàn bằng gỗ,
các vì kèo mái được kết cấu kiểu giá chiêng chồng giường con nhị, gồm 2 dãy,
dài 3.400m với 250 gian, mỗi gian có kích thước 4,5m x 4,5m. Dọc hai hành lang
tả, hữu đặt 500 pho tượng La Hán tạc bằng đá nguyên khối, do các nghệ nhân làng
nghề đá Ninh Vân (Hoa Lư – Ninh Bình) chế tác. Mỗi tượng cao từ 2-2,5m, nặng
khoảng 2-2,5 tấn. Mỗi pho tượng bộc lộ một hình dáng, thần thái khác nhau, thể
hiện triết lý Đạo giáo với những hỷ, nộ, ái, ố trong đời sống thường nhật của
con người. Hành lang La Hán đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á xác nhận là: “Hành
lang 500 vị La Hán dài nhất”.
Tháp chuông
Tháp chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả
gỗ, kiến trúc kiểu tháp chuông cổ, hình bát giác, có 3 tầng mái cong, lợp bằng
ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Tháp chuông cao 22m, đường kính 17m, mang
dáng dấp của bông sen.Bên trong tháp chuông treo quả chuông đồng nặng 36 tấn,
do các nghệ nhân ở Huế đúc. Quả chuông đã được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt cấp
bằng Xác nhận kỷ lục: “Đại hồng chuông lớn nhất Việt Nam”. Phía dưới chuông
đồng có đặt chiếc trống đồng đúc theo mẫu trống đồng Đông Sơn, trọng lượng 13
tấn, đường kính hơn 6m, chiều cao gần 7m.
Điện Phật Bà
Điện Quan Thế
Âm Bồ Tát được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ tứ thiết, gồm 7 gian, cao 14,8m, dài
40,4m, rộng 16,8m. Gian giữa của điện đặt tượng Chuẩn Đề Quan Âm nghìn mắt
nghìn tay đúc bằng đồng dát vàng, nặng 80 tấn, cao 9,57m. Pho tượng đã được
Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận là: “Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát
bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.
Hồ phóng sinh
Hồ Phóng Sinh có chiều ngang 63m, chiều dài 77m,
diện tích gần 5000m2. Trong Hồ trồng Sen. Hoa Sen là biểu tượng cho Đức Phật và
cõi Niết Bàn. Hồ ở dưới thấp là âm, chùa trên cao là dương. Do đó, Hồ Phóng
Sinh tạo ra âm dương điều hòa, cảnh “tiền thủy hậu sơn” tuyệt đẹp.
Điện tam thế
Toà Tam Thế cũng xây dựng bằng bê tông cốt thép giả
gỗ, có 3 tầng mái uốn cong, gồm 12 mái ở bốn phía. Tất cả các mái được uốn
cong, lợp bằng ngói men ống Bát Tràng màu nâu sẫm. Các góc của mái đều có mái
đao cong lên như hình đuôi chim phượng làm cho mái uốn lượn, uyển chuyển, hài
hoà như sóng nước thuỷ triều, như con thuyền trôi trên nước, như hai cánh chim
đang dang rộng để bay lên. Trong điện Tam Thế đặt 3 pho tượng Tam Thế Phật
(quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7.2 m, nặng 50 tấn. Được xác
nhận kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.Từ
sân, có hai lối lên toà Tam Thế chùa Bái Đính, mỗi lối rộng 8m, gồm 32 bậc đá
theo độ cao từ sân lên đến hiên là 4m. Giữa hai lối lên còn làm một phù điêu đá
hình vuông mỗi chiều 10m, có diện tích 100m2 được ghép bằng nhiều phiến đá có
độ dày 0,2m. Bốn góc của phù điêu đá, phía trên chạm khắc hai con phượng chầu,
phía dưới bên phải chạm khắc con rùa, bên trái chạm khắc con ly, ở giữa là hình
mặt nguyệt rộng bên trong chạm khắc con rồng uốn lượn. Bức phù điêu đá lớn này
chạm khắc tứ linh.
Nhà bia
Nhà bia gồm 55 gian, chủ yếu ghi tên những người
tiến cúng xây dựng chùa Bái Đính. Phía tây, đông và nam mỗi bên là 18 gian, mỗi
gian để một tấm bia đá trên lưng con rùa đá. Mỗi bia đặt trên lưng rùa cao
2,9m, rộng 1,45m, dày 0,40m. Con rùa đá dài 2,95m, chiều ngang của thân rộng
1,70m, dày 0,97m. Bia đá ở gian giữa đặt trên bệ rồng cao nhất, cao 6,9m (tính
cả bệ), rộng 3,5m, dày 0,6m.
Bảo tháp Chùa Bái Đính
Với chiều cao 100 m, 13 tầng, có thang máy và 72 bậc
leo, tòa bảo tháp tại chùa Bái Đính là nơi trưng bày xá lợi Phật từ Ấn Độ.
Chùa Bái Đính cổ
Động tối thờ Mẫu
Hang Sáng
Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và
trần của động bằng phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới
một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các
bậc đá sẽ đến đền thờ thần Cao Sơn. Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ
trái khoảng 50m là tới động Tối. Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có
hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá,
có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần
bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn
trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi
xuống. Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngách trong động.
Đền thờ thánh Nguyễn
Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa
Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân
dân tôn sùng gọi là đức thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức
thánh Nguyễn Minh Không 4 km. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa
bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng
chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Đền thánh
Nguyễn nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền
có tượng của ông được đúc bằng đồng.
Theo như thần phả của đền núi Hầu (xã Yên Thắng, Yên
Mô, Ninh Bình) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc
Long Quân, khi đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng ở hành cung Vũ
Lâm, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên
mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang
hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng
thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ. Thần
Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần trấn ngự ở ba
cửa ngõ phía tây, đông và nam của cố đô Hoa Lư.